TRUE FALSE NOT GIVEN - Lý thuyết

TRUE FALSE NOT GIVEN (Lý thuyết)
I. Tổng quan
  • Dạng bài tập True/False/Not Given (hay Yes/No/Not Given) được đánh giá là một trong những dạng bài khó, đồng thời cũng khá thường gặp, trong IELTS Reading. 
  • Cấu trúc (Structure) của dạng bài tập này sẽ bao gồm một văn bản cho trước cùng với một list các câu lệnh (statements).
  • Vì đây là một dạng bài tập khó và dễ gây nhầm lẫn, trước tiên chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa bài tập True/False/Not GivenYes/No/Not Given
True/False/Not Given vs Yes/No/Not Given

  • Yes/No/Not Given - Bài đọc sẽ bao gồm những ý kiến (opinion), quan điểm (view) và niềm tin (belief) của tác giả hoặc những người được nhắc đến trong bài.
  • Nhiệm vụ của người đọc ở dạng bài này là quyết định xem điều nào sau đây được áp dụng cho thông tin trong mỗi nhận định cho trước: 
+ YES (Y) - khi ý của phần nhận định trùng khớp với ý tác giả đưa ra trong bài.  
+ NO (N) - khi ý của phần nhận định trái ngược với ý tác giả đưa ra trong bài. 
+ NOT GIVEN (NG) - khi thông tin không có trong bài đọc. 
  •   True/False/Not Given - Bài đọc sẽ bao gồm những thông tin thực tế (factual information) về một chủ đề nào đó. 
Ở dạng bài này, chúng ta sẽ điền: 

+ TRUE (T) - khi bài đọc có thông tin và khẳng định thông tin đó. 
+ FALSE (F) - khi bài đọc chứa thông tin trái ngược hoàn toàn.   
+ NOT GIVEN (NG) - khi bài đọc không có thông tin hoặc không thể xác định được.                   

LƯU Ý: Trước khi làm bài cần đọc kỹ yêu cầu của đề, tránh nhầm giữa T/F/NG và Y/N/NG

II. The big challenge: 

  • Bởi đây không chỉ là dạng bài kiểm tra khả năng xác định tính đúng/ sai của nhận định mà còn kiểm tra khả năng đọc hiểu và tìm kiếm thông tin của người đọc; vì vậy, trên thực tế, đây là một trong những dạng bài đọc khó nhất của IELTS Reading. 
  • Thách thức lớn nhất ở dạng bài này, đối với những nhận định không có trong bài (Not Given), người đọc sẽ đi tìm những thông tin không có trong bài. Điều này dễ dẫn đến việc mất nhiều thời gian trong việc đọc lại nhiều lần văn bản để kiểm tra lại thông tin. 
  • Thách thức thứ hai nằm ở việc nếu không chuẩn bị và luyện tập kĩ dạng bài này, người đọc sẽ dễ nhầm lẫn giữa những câu trả lời False (hoặc No) với những câu Not Given.
Vậy làm sao để vượt qua được những thách thức trên? 

  • Câu trả lời sẽ nằm ở phần chiến thuật (the strategy) và các mẹo (tips) làm bài dưới đây.
III. Phương pháp làm bài: 

  • Step 1: Đọc kỹ đề bài. Xem kỹ yêu cầu điền Yes/No/Not Given hay True/False/Not Given 
  • Step 2: Trước khi đọc bài đọc, hãy đọc list các nhận định cho trước và cố gắng hiểu nội dung của các nhận định. Việc này giúp chúng ta hình thành những phỏng đoán về nội dung của bài đọc, từ đó việc tìm kiếm thông tin sẽ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.  
  • Step 3: Vì các nhận định thường sẽ được được viết khác đi so với trong bài đọc, ta nên suy nghĩ trước về các từ đồng nghĩa có thể xuất hiện trong bài và lưu ý những từ giới hạn nghĩa của câu (qualifying words), chẳng hạn như all, some, always, often, ... 
  • Step 4: Gạch chân từ khóa. Tuy những từ khóa này sẽ không giống hoàn toàn như trong văn bản nhưng điều này sẽ giúp chúng ta nhạy bén hơn trong việc việc tìm từ đồng nghĩa cũng như xác định thông tin trong văn bản. 
  • Step 5: Bắt đầu đọc lướt văn bản để xác định vị trí của các nhận định theo thứ tự (việc này chủ yếu dựa vào các từ khóa và từ đồng nghĩa). Sau khi đã xác định được vị trí câu trả lời, chúng ta bắt đầu đọc một cách chi tiết để xác định mối tương quan giữa thông tin trong bài và các nhận định. 
  • Step 6: Đưa ra câu trả lời dựa trên: 
+ YES/TRUE - Nếu quan điểm hoặc thông tin trong bài hoàn toàn trùng khớp với nhận định (tuy từ ngữ, cách diễn đạt có thể khác) 
+ NO/FALSE - Ngược lại
+ NOT GIVEN - Nếu ta không thể tìm thấy thông tin của nhận định sau khi đọc bài đọc thì khả năng cao thông tin đó không được đưa ra trong bài. 
  • Step 7: Lặp lại các bước trên cho đến khi hoàn thành bài. 
IV. Một số mẹo làm bài
  • Các câu trả lời sẽ xuất hiện theo thứ tự trong văn bản giống như thứ tự của các nhận định cho trước. Vì vậy, ta không cần lãng phí thời gian đọc lại từ đầu để tìm câu trả lời. Thay vào đó, ta chỉ cần tiếp tục đọc phần còn lại của bài. 
  • Không cần thiết phải đọc toàn bộ bài đọc. Ta chỉ cần gạch chân từ khóa và dùng kĩ năng đọc lướt (skimming) để xác định chúng trong bài. Sau đó, ta sẽ đọc kỹ để tìm ra câu trả lời. 
  • Thông thường sẽ có ít nhất một trong mỗi loại câu trả lời - Yes, No, Not Given. Vì vậy, nếu không có ít nhất một trong số mỗi khi hoàn thành câu hỏi, khả năng cao chúng ta đã làm sai ở đâu đó.
  • Đề phòng những từ gây nhiễu (distractors). Ví dụ điển hình của phần này là những từ giới hạn nghĩa của câu (qualifying words) vì chỉ cần thay đổi một từ sẽ dẫn đến câu có nghĩa khác hoàn toàn. 

everya few
alwaysoccasionally
somemost
majorityall
Example: 

  • Tom always visits his grandparents on the weekend. 
  • Tom occasionally visits his grandparents on the weekend. 
  • Lưu ý: Ở dạng bài tập này, nghĩa của câu phải trùng khớp chính xác với thông tin trong bài thì câu trả lời mới là YES/TRUE
Ngoài ra, ta cũng cần lưu ý những từ chỉ khả năng hoặc sự nghi ngờ như: 

seemclaim
suggestpossibly
believeprobably
Giống như lưu ý trên, những từ này có thể làm thay đổi nghĩa của câu. 

Example: 

  • The police claimed that he was the culprit. 
  • The police believed that he was the culprit. 
Các nhận định cho trước sẽ không giống 100% thông tin đưa ra trong bài, chúng có thể bao gồm các từ đồng nghĩacách diễn đạt khác vì vậy ta cần chú ý phần này, gạch chân trước những keywords và brainstorm trước những từ đồng nghĩa có thể gặp trong bài.
Hoàn thành
0 bình luận