STRESS | Trọng âm _ Lý thuyết

TRỌNG ÂM (STRESS)

I. TRỌNG ÂM LÀ GÌ?  

        Trọng âm tiếng Anh là sự nhấn mạnh trong một từ, âm tiết hoặc cụm từ của người nói trong giao tiếp. Về mặt phát âm, người nói sẽ thể hiện trọng âm tiếng Anh bằng cách nhấn mạnh âm tiết, từ hoặc cụm từ đó to hơn hoặc phát âm dài hơn so với bình thường.

        Thông thường, trọng âm của từ sẽ không thay đổi khi phát âm riêng lẻ nhưng khi đặt thành câu nói, các từ được nhấn mạnh trong câu sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp, ngữ cảnh cụ thể mà người nói đề cập tới nội dung gì. Ví dụ khi nói từ Frustrating, trọng âm của từ không thay đổi nhưng khi từ này xuất hiện trong một câu, trọng âm tùy thuộc vào thông điệp mà bạn đang cố gắng truyền đạt.

II. QUY TẮC TRỌNG ÂM

1. Quy tắc 1

  • Danh từ 2 âm tiết => Trọng âm rơi vào âm tiết thứ "1"
  • Động từ 2 âm tiết => Trọng âm rơi vào âm tiết "2"

Ví dụ:

+ Danh từ 2 âm tiết: PAper, TEAcher, CHIna, TAble

+ Động từ 2 âm tiết: deCIDE, acCEPT

  • Bất quy tắc:

- Các động từ 2 âm tiết kết thúc bằng các đuôi "er, ow (/əʊ/), el, ish" => Trọng âm rơi vào âm tiết thứ "1"

Ví dụ: ENter, FOllow, TRAvel, FINish

2. Quy tắc 2

  • Danh từ 3 âm tiết (từ gốc) => Trọng âm rơi vào âm tiết thứ "1"

Ví dụ: COMpany

Danh từ 3 âm tiết không phải từ gốc, mà là từ phát triển: deCIsion, acCEPtance, ...

  • Động từ 3 âm tiết:

- Đuôi "er", "ish", "ine" => Trọng âm rơi vào âm tiết thứ "2"

Ví dụ: to disCOver, to acCOMplish, to deTERmine

- Đuôi "ise", "ate", "ese" => Trọng âm rơi vào âm tiết thứ "1"

Ví dụ: to EXercise

3. Quy tắc 3

  • Các từ có hậu tố: ___ion, ___ic, __ical, __ogy, __aphy, __ity => Đánh trọng âm TRƯỚC âm tiết này.

Ví dụ: 

+ popuLAtion, ecoNOmic, iDENtical, biOlogy, photOgraphy, photoGRAPHic, persoNALity

  • Bất quy tắc: TElevision

4. Quy tắc 4

  • Danh từ ghép => Trọng âm rơi vào âm tiết thứ "1"

Ví dụ: GIRLfriend, AIRport

  • Động từ ghép => Trọng âm rơi vào âm tiết thứ "2"

Ví dụ: underSTAND, overFLOW

  • Tính từ ghép => Trọng âm rơi vào âm tiết thứ "1"

Ví dụ: ABsent-minded, old-FASHioned

5. Quy tắc 5

  • Từ có từ 4 âm tiết trở lên + KHÔNG theo quy tắc từ 1 đến 4 => Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên

Ví dụ: parTIcular, inTERpreter


6. ĐẶC BIỆT

  • Các phụ tố KHÔNG làm ảnh ưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -en, -ful, -ing, -les, -ment, -ous.
  • Tất cả các trạng từ chỉ thể cách tận cùng bằng LY đều có trọng âm theo tính từ gốc của nó.

Ví dụ:

+ HAPpy => unHAPpy

+ INterest => interesting, unINteresting 

+ BEAUty => BEAUtiful

+ NAtion → NAtional

+ to surVIVE → surVIval

+ PAtient => PAtiently

+ DIFferent => DIFferently

  • Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm:

_ain: to enterTAIN, enterTAINment

_ee: employEE, interviewEE

Ngoại lệ: COFfee (n), comMITtee

_oon: balLOON

_oo: bamBOO

_ese: JapanESE, VietnamESE

_ette: cigarETTE

_mental ⇒ nhấn vào “MEN”: fundaMENtal

_end: recomMEND

- unIQUE, maCHINE

PRACTICE:

Đánh dấu trọng âm vào các từ sau đây:

  • ability accept accident action advise affect airport amazing annoy appearance approach arrange association athlete attend
  • beauty biology
  • campus cancel candidate certificate chemical collect comfort comfortable compare comparison confide conversation creative communicate
  • dangerous decorate deny 
  • employ employer employee enormous entertainment environment environmental explain explanation
  • friendship
PRECLASS
PRACTICE 1: Ôn tập lý thuyết

PRACTICE 2

Hoàn thành
0 bình luận